Facebook Pixel

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu… nếu để lâu ngày có thể nguy hại đến sức khỏe người bệnh. Vậy sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

1. Sỏi bàng quang là gì?

Là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang.

Thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài; nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi.

2. Triệu chứng

Những viên sỏi xuất hiện ở bàng quang nhỏ có thể tự động rơi ra ngoài khi đi tiểu mà không gây ra bất cứ vấn đề gì. Khi các viên sỏi phát triển lớn hơn, bệnh nhân phải đối mặt với một số triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới: Khi sỏi thành và lăn qua lăn lại trong bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Đau hoặc khó chịu dương vật ở nam giới.
  • Tiểu khó, tiểu buốt hoặc gián đoạn dòng nước tiểu: Là hiện tượng tia nước tiểu tắc lại kèm theo triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục. Tình trạng này thường tăng khi người bệnh đi lại, vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần: Sự tồn tại của sỏi trong bàng quang có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Tiểu máu hoặc nước tiểu sậm: Đây là tình trạng nhiễm trùng tại thận mà bàng quang chính là nguyên nhân khiến nước tiểu có màu đục. Khi tiểu tiện, những viên sỏi nhỏ có thể theo ra bên ngoài và cọ xát vào đường tiểu gây chảy máu, từ đó gây ra hiện tượng tiểu lẫn máu.

Tiểu rát

3. Nguyên nhân

  • Sa bàng quang: Ở phụ nữ, thành bàng quang có thể suy yếu và sa xuống âm đạo. Điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt to lên sẽ chặn dòng chảy nước tiểu. Điều này làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
  • Hội chứng bàng quang thần kinh: Dây thần kinh gửi tín hiệu từ não bộ đến các cơ bàng quang của bạn. Nếu chúng bị thương tổn hoặc bị hư hỏng do một số bệnh, bàng quang sẽ không làm việc hiệu quả. Điều này dẫn đến sỏi bàng quang.
  • Viêm: Khi bị viêm bàng quang, sỏi có thể được hình thành.
  • Thiết bị y tế: Những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu hoặc thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi.
  • Sỏi thận: Sỏi thận có kích thước nhỏ và có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản. Chúng có thể trở thành sỏi thận bàng quang nếu không được loại bỏ.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang

  • Giới tính: Sỏi chủ yếu xảy ra ở nam giới.
  • Tuổi: Sỏi có xu hướng xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Người mắc các bệnh: Phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hay do phẫu thuật khiến bàng quang bị cản trở lối thoát.
  • Người có di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường,…

Sỏi bàng quang

5. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Khi sỏi to sẽ gây viêm bàng quang. Viêm nhiễm bàng quang do sỏi là một biến chứng thường gặp. Bởi vì sỏi to làm tổn thương niêm mạc bàng quang. Khi co bóp, sỏi cọ xát nhiều lần vào niêm mạc, gây viêm, loét và nhiễm khuẩn. Thậm chí có thể gây chảy máu.

  • Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mãn tính. Từ đó, có thể gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang. Điều này do lượng nước tiểu thay đổi liên tục.
  • Sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm. Đó là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Đây là các biến chứng gây nên không ít khó khăn cho việc điều trị. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Thậm chí, biến chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biến chứng rò bàng quang, tầng sinh môn hoặc âm đạo (nữ giới) khiến nước tiểu cũng chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn. Điều này gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp sỏi to có thể gây bí tiểu hoàn toàn. Điều này làm nước tiểu ứ lại trong bàng quang, khiến bàng quang căng phồng. Tình trạng này tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu.

Xem thêm:

6. Điều trị

Điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Nếu sỏi trong bàng quang có kích thước nhỏ: Chỉ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng dòng nước tiểu.
  • Khi sỏi quá lớn và bị mắc kẹt: Thường bác sĩ sẽ điều trị bằng phẫu thuật hoặc các thủ thuật sau:
    • Tán sỏi: Các bác sĩ sẽ tiến hành cho nội soi niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật, hoặc lỗ tiểu phía trên âm đạo), có thể nhìn thấy những viên sỏi thông qua camera gắn trên ống nội soi và phá vỡ chúng bằng cách sử dụng máy bắn tia laser hoặc sóng âm thanh. Bệnh nhân sẽ được gây tê trước khi tiến hành phẫu thuật. Các biến chứng của thủ thuật này là rất hiếm, nhưng đôi khi có thể gây nhiễm trùng. Bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Loại bỏ bằng phẫu thuật: Nếu quá lớn đến nỗi không thể tán được, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Sỏi bàng quang là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị, tránh để bệnh lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tham gia kênh Youtube , Facebook , Tiktok của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Để hiểu rõ hơn, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc nhận tư vấn trực tiếp TẠI ĐÂY.

×
  • Số Diện thoại: 0961219299
  • Email: duocsi.ngocvt@gmail.com

Nguồn: Vinmec.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *