Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là ở những người lớn ngoài độ tuổi 50. Việc hiểu biết về ung thư tuyến tiền liệt là rất quan trọng để phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời giúp cải thiện tình trạng bệnh lý.
[phần]
Đây là căn bệnh chỉ gặp ở nam giới, tuyến tiền liệt nằm dưới bọng đái, phía trước ruột già. Nó bao quanh niệu đạo, tức ống dẫn nước tiểu nằm bên trong dương vật qua đó nước tiểu và tinh dịch được thoát ra ngoài. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến bệnh học là dạng ung thư khá nguy hiểm. Tuy là một bệnh có sự phát triển chậm, đa số người mắc ung thư tiền liệt tuyến ở mức nhẹ có thể sống nhiều năm nếu được phát hiện kịp thời. Xong nếu bệnh ở mức nặng sẽ lan ra rất nhanh chóng và có thể gây tử vong. Ung thư tiền liệt tuyến có thể di căn sang các vùng khác đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết, gây đau đớn và đi tiểu gặp khó khăn, khiến nam giới gặp vấn đề trong quan hệ tình dục, rối loạn chức năng cương dương. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố nguy cơ được cho là có liên quan, bao gồm: Các tác động khác: do các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, hút thuốc, béo phì, viêm tuyến tiền liệt, lây bệnh qua đường tình dục, thắt ống dẫn tinh,… Trong giai đoạn đầu ung thư thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, có thể xuất hiện các triệu chứng sau: Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Các tổ chức y tế khuyến cáo nam giới ngoài 50 tuổi hoặc sớm hơn nếu có yếu tố nguy cơ nên thực hiện kiểm tra tuyến tiền liệt. Nếu phát hiện bất thường trong DRE hoặc PSA, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định ung thư tuyến tiền liệt: Khi sinh thiết khẳng định sự hiện diện của ung thư, bước tiếp theo là phân loại và đánh giá tính chất của ung thư. Các mẫu mô được so sánh với tế bào khỏe mạnh để xác định mức độ ác tính. Điểm số Gleason được sử dụng phổ biến để đánh giá tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Điểm số này từ 2 đến 10, với các điểm số cao hơn cho thấy ung thư tiến triển nhanh hơn và có nhiều khả năng lan rộng. Điểm Gleason càng cao, ung thư càng phát triển và có khả năng lan rộng. Bác sĩ sử dụng thông tin này, cùng với giai đoạn ung thư, để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh. Nếu được phát hiện sớm, ung thư sẽ có tiên lượng rất tốt. Sau khi chẩn đoán ung thư, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt nhằm đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Ung thư trong giai đoạn đầu này thường phát triển chậm. Không thể sờ thấy khối u và nó liên quan đến một nửa của một bên tuyến tiền liệt hoặc ít hơn. Mức PSA trong máu thấp. Các tế bào ung thư được biệt hóa tốt, trông giống như các tế bào khỏe mạnh. Phương pháp điều trị: Phẫu thuật kết hợp với xạ trị. Khối u chỉ được tìm thấy trong tuyến tiền liệt. Mức PSA ở mức trung bình hoặc thấp. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II tuy nhỏ nhưng có nguy cơ phát triển và lây lan ngày càng tăng. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn này có thể được chỉ định phẫu thuật. Ở giai đoạn này, kích thước khối u vẫn còn rất nhỏ và thăm khám trực tràng có thể phát hiện được. Nồng độ PSA trong máu ở dưới mức 20g/ml. Phương pháp điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt kết hợp với xạ trị. Thời gian xạ trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, thông thường kéo dài khoảng 6 tuần. Phương pháp điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt kết hợp với xạ trị. Thời gian xạ trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, thông thường kéo dài khoảng 6 tuần. Mức PSA cao, khối u đang phát triển hoặc ung thư ở mức cao. Điều này cho thấy ung thư tiến triển cục bộ có khả năng phát triển và lây lan. Phương pháp điều trị: Hóa trị kết hợp với điều trị nội tiết hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u. Ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA trong máu ở giai đoạn này biến đổi không xác định. Phương pháp điều trị: Kéo dài sự sống và tạo tâm lý thoải mái, hạn chế tác dụng phụ của hóa chất và cơn đau do khối u di căn. Ung thư tuyến tiền liệt tái phát là khi ung thư trở lại sau khi điều trị. Nó có thể tái phát tại khu vực tuyến tiền liệt hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nếu ung thư tái phát, cần xét nghiệm lại để xác định mức độ tái phát, tương tự như các xét nghiệm tại thời điểm chẩn đoán ban đầu.
Việc xác định đúng giai đoạn ung thư đóng vai trò rất lớn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất và đánh giá tiên lượng của bệnh nhân. Người bệnh nên thực hiện nhiều kiểm tra để xác định chính xác giai đoạn ung thư.
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn ung thư tuyến tiền liệt, nhưng có một số biện pháp có thể giảm nguy cơ mắc bệnh:
1. Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Gì?
2. Nguyên Nhân
3. Triệu Chứng
4. Chẩn Đoán
Xét nghiệm sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt
5. Các Giai Đoạn Của Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
Tái phát
6. Phòng Ngừa Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
6.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
6.2. Duy trì cân nặng lý tưởng
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Việc hiểu biết về ung thư, các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị là rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của mình và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tuyến tiền liệt.
6.3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
6.4. Sử dụng các thực phẩm chức năng và thuốc theo chỉ định của bác sĩ
6.5. Hạn chế tiêu thụ rượu bia và thuốc lá
6.6. Giảm căng thẳng
[/phần]
[khối id=”955″]